Đồ gia dụng gỗ đã dần trở thành một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là đối với các bà nội trợ thì các dụng cụ như thớt, đũa, muỗng hay bộ vá và sạn nhà bếp có chất liệu bằng gỗ hầu không thể thiếu trong không gian nhà bếp. Tuy nhiên với sự đa năng thì liệu bạn đã biết cách sử dụng và bảo quản sao cho vật dụng của mình được lâu bền hơn chưa? Hãy cùng Bếp Việt Decor điểm qua một số cách bảo quản vật dụng bằng gỗ hữu ích nhé!
1. Để ở nơi khô ráo thoáng mát
Chất liệu bằng gỗ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của môi trường vì vậy việc đặt để và chọn lựa môi trường có nhiệt độ thích hợp sẽ giúp cho đồ gia dụng gỗ được bảo quản tốt hơn. Nếu bố trí vật dụng ở không gian có nhiệt độ thấp hoặc ẩm ướt có thể gây ra nấm mốc và một số loại vi khuẩn gây bệnh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về hô hấp và đường ruột, nếu không vệ sinh sạch sẽ thì như vậy rất có hại đến sức khỏe cho người thân và gia đình bạn. Do đó việc chọn môi trường thích hợp rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
2. Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào đồ gia dụng gỗ
Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím, đây là yếu tố có thể làm cho đồ gia dụng gỗ của bạn bị phai màu hoặc ố vàng khiến đồ dụng mất đi tính thẩm mỹ ban đầu. Ngoài ra sự thay đổi về nhiệt độ bất ngờ có thể làm biến đổi hình dạng méo mó do co dãng nhiệt không đều. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao sẽ làm cho chất liệu gỗ bị khô lại đây là môi trường thuận lợi cho mối mọt sinh sôi và phát triển. Vì vậy các chị em nội trợ nên dùng các vật dùng đề che chắn hoặc đặt ở nơi thoáng mát, bạn cũng có thể dùng sáp ong để bảo vệ bề mặt vật dụng tốt nhất. Đặc biệt thường xuyên kiểm tra đồ gỗ để phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng.
3. Tránh côn trùng, nấm mốc
Một số các loại côn trùng có thể gây hại đến đồ gia dụng gỗ trong gia đình bạn có thể kể đến như mối mọt. Đây là loại côn trùng phổ biến nhất gây hại cho gỗ. Chúng đục lỗ, tạo đường hầm bên trong gỗ để làm tổ, ăn gỗ và đẻ trứng. Điều này làm giảm độ bền của gỗ, khiến đồ gỗ trở nên yếu ớt và dễ gãy vỡ.
Ẩm mốc phát triển trong môi trường ẩm ướt, chúng xâm nhập vào các lỗ xốp của gỗ, phá vỡ cấu trúc tế bào gỗ, làm cho gỗ trở nên mục nát, mềm yếu và dễ bị vỡ vụn. Ẩm mốc làm cho gỗ trương nở, co rút không đều, gây ra các vết nứt, cong vênh trên bề mặt gỗ. Môi trường ẩm mốc là điều kiện lý tưởng để các loại côn trùng sinh sôi và phát triển. Vì vậy nên tránh các môi trường ẩm mốc và kiểm tra thường xuyên để hạn chế côn trùng gây tổn hại đến chất lượng vật dụng trong gia đình bạn.
4. Thường xuyên lau chùi, vệ sinh
Bụi bẩn, mồ hôi tích tụ trên bề mặt gỗ không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Việc lau chùi thường xuyên sẽ giúp loại bỏ những chất bẩn này, giữ cho đồ gỗ luôn sạch sẽ và sáng bóng. Đối với đồ gỗ đã sơn, việc lau chùi thường xuyên giúp bảo vệ lớp sơn, ngăn chặn sự phai màu, bong tróc và xỉn màu. Việc chăm sóc đồ gỗ đúng cách, bao gồm cả việc lau chùi thường xuyên, sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của đồ gỗ, giúp chúng luôn bền đẹp với thời gian.
5. Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cho đồ gia dụng gỗ
Tùy vào từng loại vật dụng khác nhau sẽ có cách vệ sinh và bảo quản khác nhau. Đối với các vật dụng bằng gỗ cũng vậy, tùy vào chật liệu sơn và loại gỗ mà bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng cho từng loại. Không nên sử dụng các chất tẩy rửa có chất axit hoặc kiềm cao có thể làm hỏng bề mặt gỗ. Nên sử dụng vải mềm, sạch để lau chùi, tránh sử dụng các loại vải thô cứng hoặc có xơ để tránh làm trầy xước bề mặt gỗ hoặc bạn cũng có thể pha loãng một chút nước rửa chén với nước ấm để lau chùi đồ gỗ.